Vận chuyển hàng hóa chất nguy hiểm cần chuẩn bị những gì? Liệu bạn đã biết được hết những thông tin cần thiết về dịch vụ vận tải này. Hôm nay, Vận tải AnzEn sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin cần thiết!
Liên hệ ngay để được báo giá ưu đãi nhất
1. Vài nét về hàng hóa chất nguy hiểm
Dịch vụ vận chuyển Bắc Nam giá rẻ mà AnzEn cung cấp bao gồm cả vận chuyển hàng hóa chất nguy hiểm. Theo nghị đinh 42/2020/NĐ-CP về hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển.
-
- Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
- Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

>>>> CLICK NGAY: Vận chuyển hóa chất đi Bình Dương
2. Phân loại hàng hóa chất nguy hiểm
Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
-
- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
- Loại 2. Khí dễ cháy, khí độc hại
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.
- Loại 4. Chất rắn dễ cháy, có khả năng tự bốc cháy, chất tiếp xúc với nước dễ cháy.
- Loại 5. Chất oxi hóa, chất perôxít hữu cơ
- Loại 6. Chất Độc, chất gây nhiễm bệnh
- Loại 7: Chất phóng xạ.
- Loại 8: Chất ăn mòn.
- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng. Danh sách hàng hóa nguy hiểm theo nghị định 42/2020/NĐ-CP mời bạn xem ở phần phụ lục cuối bài viết.
3. Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa chất nguy hiểm cần biết và cần có các điều kiện gì?
3.1 Nguyên tắc chở hàng hóa chất nguy hiểm cần nắm
-
- Vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP pháp luật. Về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Chỉ được thực hiện việc vận chuyển hóa chất sau khi đã được đóng gói. Dán nhãn theo quy định tại Thông tư số 08/2012/TT-BYT.
- Công ty vận chuyển hàng khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất từ một nghìn kg (1.000kg)/xe/lần vận chuyển trở lên. Phải có giấy phép vận chuyển hóa chất.
- Cơ sở vận chuyển khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất dưới 1.000kg/xe/lần. Không cần phải có giấy phép vận chuyển hóa chất. Nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định tại Mục II Thông tư số 08/2012/TT-BYT.
- Không được dùng xe rơ móc để vận chuyển hóa chất.
- Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện.
- Không được vận chuyển hóa chất cùng với hành khách, vật nuôi. Lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác.
3.2 Phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm công nghiệp
-
- Phải có giấy phép vận chuyển hàng hóa chất nguy hiểm
- Khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm phải tách biệt với động cơ của phương tiện.
- Phải lắp đặt xa và che chắn ống xả của động cơ, bảo đảm an toàn.
- Sàn và kết cấu của khoang chứa hàng phải làm bằng vật liệu không bắt lửa và không phát sinh tia lửa do ma sát.
- Phương tiện đảm bảo che chắn tránh mưa, nắng.
- Có dây tiếp đất đối với phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
- Phương tiện phải có các biển báo, có biểu trưng và biển báo theo quy định.
- Trang bị phương tiện và bình chữa cháy theo quy định.
- Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển.

>>>> BẬT MÍ: Vận chuyển hóa chất đi Hà Nội
4. Đơn vị thuê vận chuyển hóa chất nguy hiểm cần chuẩn bị và thực hiện công việc gì?
4.1 Cần chuẩn bị
Ngoài những giấy tờ đi đường Theo thông tư số 94/2003/TTLT, thì đơn vị vận chuyển hàng hóa chất nguy hiểm nên cần thêm các loại giấy tờ:
-
- Giấy phép được phép lưu thông nội địa bằng đường bộ
- Các chứng chỉ, chứng từ liên quan đến hàng hóa
- Các xác nhận đảm bảo an toàn trong điều kiện đóng gói.
4.2 Công việc cần thực hiện
-
- Thông báo lịch trình vận chuyển rõ ràng đến đơn vị vận chuyển chất hóa học nguy hiểm
- Đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn theo Thông tư số 37/2020/TT-BCT
- Sắp xếp đội ngũ lên và xuống hàng theo Nghị Định 42/2020/NĐ-CP
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa 230 Office Building, đường GS1, Tp. Dĩ An, Bình Dương
- VPĐD: 159 Phan Đăng Lưu, Phường Dĩ An, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương.
- Số điện thoại: 0943 241 349
- Hotline: 0812 388 159
- Email: vantaianzen@gmail.com
Hệ thống kho bãi
5. Các yêu cầu về việc đóng gói khi vận chuyển hàng hóa chất
Quá trình tiến hành đóng gói và dán nhãn cho hàng hóa nguy hiểm phải được thực hiện đúng theo quy định để đảm bảo an toàn. Các quy định cụ thể về cách đóng gói, đánh dấu, dán nhãn đã được làm rõ trong thông tư số 52/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
-
- Hóa chất dễ cháy nổ: đóng gói kín, tránh xa lửa và các tác nhân gây lửa trong quá trình vận chuyển;
- Hóa chất dễ ăn mòn, dễ phản ứng: đựng bằng lọ thủy tinh hoặc các chất liệu thay thế phù hợp;
- Hóa chất độc hại, lây nhiễm: người thực hiện đóng gói, vận chuyển cần được trang bị bảo hộ lao động;
- Xăng, dầu: sử dụng xe chuyên dụng;
- Hàng hóa dễ bắt lửa: sử dụng xe thùng kín chuyên dụng để vận chuyển, kê hàng hóa lên kệ, tránh để tiếp xúc trực tiếp với thùng xe.
6. Các tài liệu sử dụng trong bài viết
-
- Nghị đinh 42/2020/NĐ-CP
- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP
- Thông tư số 08/2012/TT-BYT
- Thông tư số 94/2003/TTLT
- Thông tư số 37/2020/TT-BCT
7. Tìm hiểm thêm các cơ quan cấp giấy phép vận chuyển
Mỗi loại hàng hóa sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau và do các bộ, ngành khác nhau quản lý. Chính vì thế, tùy mặt hàng nguy hiểm sẽ được cấp giấy phép bởi cơ quan phù hợp. Cụ thể như sau:
-
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
- Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8.
- Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định riêng đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang (không phân biệt loại hàng).
Trên đây là những thông tin mà bạn phải biết khi cần vận chuyển hàng hóa chất nguy hiểm. Nếu bạn cần hỗ trợ thông tin gì về dịch vụ vận tải, hãy liên hệ ngay với Vận tải AnzEn để được tư vấn và phục vụ tận tình nhé!

Cảm thông là chìa mở tất cả các khóa trong hợp tác. Tôi là một người trực tính, nói được làm được. Không thích dài dòng trong công việc, luôn đặt quyền lợi khách hàng lên trước.